Phá thai là biện pháp chấm dứt thời kì thai nghén.Tùy thuộc vào tuổi thai và tình trạng sức khỏe của thai phụ cũng như điều kiện về trang thiết bị y tế mà bác sĩ có thể lựa chọn những biện pháp khác nhau như: phá thai bằng thuốc, nạo thai, hút thai… Dưới đây là một số phương pháp phá thai an toàn mà bạn có thể tham khảo.
Nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín để đảm bảo an toàn cho sức khỏe
1. Phá thai 3 tháng đầu:
Là các phương pháp chấm dứt thai nghén đối với thai từ 6 tuần đến hết 12 tuần, tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối cùng. Có hai lựa chọn:
* Phá thai bằng thuốc:
- Là phương pháp dùng phối hợp hai loại thuốc là Mifepristone và Misoprotol để chấm dứt thai nghén.
- Chỉ được thực hiện đối với thai 7 tuần trở xuống, tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng.
- Thuốc phá thai sẽ làm cho thai ngừng phát triển và gây co bóp dạ con để đẩy thai ra ngoài như bị sẩy thai.
- Có hiệu quả chấm dứt thai nghén tới 96 – 98%.
Lưu ý: Theo quy định của Bộ Y tế, phương pháp phá thai bằng thuốc phải do bác sĩ đã được đào tạo thực hiện và chỉ được thực hiện ở tuyến tỉnh. Bạn KHÔNG ĐƯỢC tự ý mua thuốc và sử dụng. Tự ý mua thuốc phá thai có thể dẫn tới những hậu quả khó lường.
* Hút thai:
- Là một thủ thuật sử dụng dụng cụ hút chân không để chấm dứt thai nghén.
- Được thực hiện đối với thai từ 6 tuần đến hết 12 tuần, tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng.
- Thai trong buồng tử cung được hút ra ngoài qua ống hút vào một bơm hút.
Có hiệu quả chấm dứt thai nghén đến 98%.
2. Phá thai ba tháng giữa bằng phưong pháp nong và gắp:
- Đây là phương pháp phá thai dùng cả thuốc và dụng cụ để chấm dứt thai nghén.
- Được thực hiện đối với thai từ 13 tuần đến 18 tuần tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng.
- Phương pháp này chỉ an toàn khi người cung cấp dịch vụ là các cán bộ y tế đã được đào tạo và có đủ kỹ năng thực hiện thủ thuật tại cơ sở y tế có đầy đủ phương tiện. Tuy nhiên, bạn có nguy cơ gặp tai biến trong quá trình phá thai cao hơn khi phá thai ba tháng đầu.
Phá thai bằng thuốc
- Nhân viên y tế khám để kiểm tra sức khỏe của bạn và tình trạng thai nghén.
- Nhân viên y tế sẽ hỏi bạn một số câu hỏi về sức khỏe và hoàn cảnh riêng của bạn, giúp bạn cân nhắc quyết định phá thai và chọn phương pháp phá thai phù hợp. Sau đó, nhân viên y tế sẽ giải thích về quá trình phá thai và tư vấn cách chăm sóc sau phá thai cũng như sử dụng biện pháp tránh thai sau phá thai. Nếu bạn có bất kỳ điều gì còn e ngại hay thắc mắc thì đây là lúc tốt nhất để bạn chia sẻ và hỏi cán bộ y tế.
- Nhân viên y tế sẽ giải thích về các phương pháp giảm đau mà bạn sẽ được sử dụng.
- Bạn có thể phải làm một số xét nghiệm, siêu âm, tuỳ theo quy định của cơ sở y tế.
- Bạn cần ký vào bản cam kết phá thai.
- Lúc này bạn có thể thấy rất hồi hộp vì không biết điều gì sẽ xảy ra. Nếu có người yêu, bạn bè, bạn sẽ cảm thấy an tâm hơn trong quá trình phá thai. Bạn nên thư giãn, hít thở sâu và có thể nói chuyện với người thân để cảm thấy bình tĩnh hơn.
Bạn cần phải làm gì sau khi phá thai ?
- Uống các thuốc theo đơn và chỉ dẫn của nhân viên y tế.
- Vệ sinh, tắm rửa bình thường.
- Thay băng vệ sinh thường xuyên như kỳ kinh bình thường cho đến khi hết ra máu.
- Không thụt rửa sâu trong âm đạo (không đưa tay hay đồ vật vào sâu trong âm đạo để vệ sinh).
- Không cần phải kiêng bất kỳ loại thức ăn nào mà nên ăn bổ sung những thức ăn nhiều chất sắt và bổ dưỡng như thịt bò, thịt nạc, trứng, sữa và các loại rau xanh.
- Tránh lao động nặng (gánh/ vác nặng) trong vài tuần đầu tiên sau khi phá thai.
- Đến cơ sở y tế để khám lại trong vòng 2 tuần sau khi phá thai.
- Nếu có quan hệ tình dục, hãy sử dụng biện pháp tránh thai theo hướng dẫn của nhân viên y tế để tránh thai (sau khi phá thai 10-14 ngày bạn sẽ có khả năng có thai nếu quan hệ tình dục mà không sử dụng biện pháp tránh thai).
Đọc thêm chi tiết tại đây http://trieuchungbenh.com/suc-khoe-ba-me/tong-hop-cac-bien-phap-pha-thai-an-toan
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét